Chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng của nông nghiệp Việt Nam, là nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống chủ yếu trong nước và một phần dành cho xuất khẩu. Một vài năm trở lại đây ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng như thu nhập của người dân. Ngoài các yếu tố thị trường như mất giá, cạnh tranh đến con giống không đảm bảo chất lượng, sử dụng kháng sinh quá liều hay ô nhiễm môi trường… thì dịch bệnh từ côn trung cũng luôn là nỗi lo của mỗi gia đình.
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp chăn nuôi thì việc bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi bằng cách sử dụng lưới đan chống côn trùng sẽ góp phần rất lớn trong việc phòng chống dịch bệnh. Sử dụng lưới chống côn trùng trong chăn nuôi cũng được đánh giá là cách phòng chống hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí nhất được sử dụng tại nhiều quốc gia có ngành chăn nuôi phát triển bậc nhất thế giới như Trung Quốc, Canada, Mỹ, Liên minh châu Âu…
Thực trạng chăn nuôi Việt Nam
Ngành chăn nuôi ở nước ta hiện đang phải đối diện với nhiều thách thức lớn từ dịch bệnh hơn các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Những thách thức này bắt nguồn từ những nguyên nhân chính như:
- Nhận thức người dân chưa cao nên vẫn sử dụng thực phẩm dư thừa làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
- Nguồn cung cấp giống vật nuôi chất lượng chưa ổn định, số giống không đảm bảo chiếm phần lớn.
- Nguồn nước và môi trường chăn nuôi không đảm bảo gây ảnh hưởng lớn đến sức đề kháng bản thân của vật nuôi.
- Công tác phòng chống bệnh tật, vệ sinh chuồng trại theo tiêu chuẩn chưa được áp dụng do nhận thức chưa cao.
- Mô hình chăn nuôi vẫn ở mức tự phát, manh mún theo tính chất hộ gia đình mà chưa có một quy hoạch cụ thể.
Thực trạng này đã tồn tại từ rất lâu, Bộ Nông nghiệp cần đưa ra những biện pháp quyết liệt để cải thiện nhằm đảm bảo ngành chăn nuôi tồn tại và phát triển đáp ứng yêu cầu chung của hội nhập. Rà soát lại các doanh nghiệp, trung tâm cung cấp giống nhằm đảm bảo giống vật luôn luôn có chất lượng tốt, ổn định trước khi đến các trai nuôi.
Riêng về môi trường chăn nuôi cần vận động bà con xây dựng mô hình hiện đại, giữ vệ sinh chuồng trại theo tiêu chuẩn nhằm hạn chế dịch bệnh bùng phát gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến an ninh, trật tự chăn nuôi. Áp dụng phương pháp sử dụng lưới đan chống côn trùng như rùi trâu, muỗi… lây bệnh giữa các đàn vật nuôi trong khu vực. Nguồn nước cung cấp cho chăn nuôi cần đảm bảo để vật nuôi phát triển bình thường nâng cao sức đề kháng, xử lý nguồn nước thải theo tiêu chuẩn tránh hiện tượng ô nhiễm môi trường chăn nuôi.
Sử dụng lưới đan trong chăn nuôi
Đảm bảo an toàn cho vật nuôi trong chăn nuôi là điều cấp bác mà các hộ gia đình cần ưu tiên xử lý vì đây là tải sản, là nguồn đem lại thu nhập chính. Phương pháp sử dụng lưới đan chống côn trùng trong chăn nuôi truyền thống cần được áp dụng rộng rãi nhằm đảm bảo an toàn cho vật nuôi trước nỗi lo dịch bệnh.
Một số ưu điểm của việc sử dụng sản phẩm lưới đan chất lượng trong chăn nuôi phải kể đến như:
- Phù hợp với mọi diện tích chuồng nuôi, chuồng lớn hay nhỏ đều có thể sử dụng đơn giản.
- Hiệu quả kinh tế lâu dài. Thân thiện với môi trường, sức khỏe con người cũng như vật nuôi.
- Đầu tư lưới đan phòng chống bệnh cho vật nuôi tiết kiệm hơn rất nhiều có xuất hiện dịch bệnh.
- Phòng chống được 95% sự lây lan giữa các đàng vật nuôi nếu không may có dịch trong vùng.
- Ngăn ngừa được muỗi, ruồi trâu lây bệnh vào không gian sinh sống của giá súc, gia cầm.
Kích thước mắt lưới đan vừa đủ để đảm bảo không gian chuồng nuôi vẫn thông thoáng cả về gió lẫn ánh sáng. Năng suốt, chất lượng vật nuôi sẽ cải thiện dần theo hướng tích cực khi vấn đề phòng chống bệnh tật, môi trường được người dân chú ý và bảo vệ. Số lượng cá thể ổn định từ khi bắt đầu chăn nuôi đến khi xuất chuồng, giá trị sản phẩm được nâng nên tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân.