Việt Nam là một trong số ít quốc gia vùng nhiệt đới có bờ biển trải dài từ bắc đến nam. Với hơn 3.260 km bờ biển, Việt Nam thuộc top đầu các quốc gia có vị trí thuận lợi đắc địa và hưởng lợi trực tiếp với giá trị kinh tế cao từ biển trên thế giới. Vì thế, các hoạt động như nuôi trồng, đánh bắt và khai thác thủy hải sản trong vùng nước ngọt hoặc lợ/mặn ven biển được phân bổ đồng đều và đóng góp tích cực vào chuỗi giá trị. Nguồn thủy hải sản ngoài mục đích phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước của người dân còn hướng đến xuất khẩu làm thực phẩm hoặc nguyên liệu cho ngành khác.
Tận dung được những thế mạnh địa lý đó, Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhằm làm tăng giá trị bở biển Việt Nam lên một tầm cao mới. Hàng loạt chính sách khuyến khích, hỗ trợ nuôi cá trên biển được thực hiện trong nhiều năm qua nhằm khuyến khích nuôi trồng thủy hải sản trên diện rộng hướng xuất khẩu. Nhiều mô hình nuôi cá tôm có giá trị kinh tế cao được người dân thực hiện để nâng cao kinh tế cho gia đình và địa phương. Hãy cùng Dũng Lưới tìm hiểu quy trình làm lồng nuôi cá trên biển theo nội dung dưới đây:
1. Xác định lồng nuôi:
Việc đầu tiên trước khi thực hiện làm lồng nuôi cá trên biển là cần xác định hình dáng lồng nuôi sao cho tối ưu nhất với tình hình vị trí diện tích thực tế. Người nuôi cá trên biển có thể lựa chọn lồng nuôi hình vuồng, hình chứ nhật hoặc thậm trí là tròn. Kích thước mỗi lồng nuôi đơn phổ biến theo Dũng Lưới tìm hiểu hiện tại là là 3m x 3m, 5m x 5m, 3m x 6m hoặc tròn ∅3m, ∅4m, ∅5m. Tùy thuộc vào diện tích nuôi trồng và số lồng nuôi của hộ gia đình trên bề mặt nổi mà chọn kích thước làm lồng cho phù hợp.
2. Số ô lồng nuôi cá:
Số lượng ô lồng nuôi cá phục thuộc vào phần diện tích hộ gia đình đầu tư và dạng lồng đơn hay ô lồng cũng như lực lượng lao đồng thường trực chăm sóc tại khu vực nuôi. Đối với các hộ gia đình nuôi cá trên biển có nhân khẩu thường trực chăm sóc ít thường mỗi bè có từ 6 đến 12 lồng hoặc ô lồng. Ngược lại, các gia đình có nhiều nhân khẩu hoặc kết hợp nuôi trồng thường lựa chọn từ 9 đến 10 lồng hoặc ô lồng trên mỗi bè. Cứ 2 ô lồng lại đặt một chòi bảo vệ hoặc kho, riêng về lán sinh hoạt thì cần đặt tại vị trí hợp lý tránh làm ô nhiễm diện tích vùng nuôi.
3 Khung cho lồng nuôi cá:
Chọn vật liệu làm khung cho lồng nuôi cá trên biển là quan trọng nhất cần được tìm hiểu kỹ. Nguyên nhân là sự chắc chắn sau này của toàn bộ lồng, bè nuôi phụ thuộc vào lựa chọn này. Với các hộ nuôi mới chưa có kinh nghiệm, Dũng Lưới khuyên nên đến các trại nuôi trong khu vực tìm hiểu và hỏi thêm về các vật liệu chủ yếu để làm lồng nuôi.
Thông qua mạng internet, Dũng Lưới thấy các hộ gia đình đã và đang nuôi cá trên biển chia sẻ kinh nghiệm chọn gõ để làm lồng. Các loại gỗ làm lồng cần có khả nặng chịu được mặn, chịu được mưa năng cũng như sự khắc nhiệt trên biển. Thông tin chưa được kiểm định thực tế thì gỗ dẻ, gỗ tàu là hai loại thường được sử dụng nhiều nhất.
4 Chọn phao nổi:
Trên thị trường có rất nhiều loại phao nổi với thành phần khác nhau nhưng phao làm bằng xốp cách nhiệt xerepho nén ở chế độ rắn là tốt nhất cho việc nuôi cá trên biển. Phao dùng trong ô lồng thường có hình khối chữ nhật hoặc hình trụ tròn. Người nuôi nên chọn phao xốp hình trụ tròn có kích thước tương tự thùng phuy nhựa đường kính 60cm, cao 90cm, phao hình khối chữ nhật có kích thước dài 1m, rộng 50cm, cao 60cm và đảm bảo cường độ chịu nén, chịu uốn tốt không bị biến dạng trong quá trình sử dụng. Để thời gian sử dụng phao xốp được lâu dài nên thực hiện bọc lót phao bằng nilon và bạt xác rắn có tráng nilon để nước biển và sinh vật biển đỡ xâm hại làm hỏng phao, gây tốn kém cho ngư dân.
Phao xốp nén chưa bọc bạt nilon cần chọn phao xốp thật kĩ lưỡng vì trên thị trường có nhiều loại chất lượng và khối lượng khác nhau, tùy theo công nghệ nén. Nếu công nghệ nén tốt thì chất lượng phao được đảm bảo, thời gian sử dụng sẽ lâu dài, khối lượng của phao bao giờ cũng tỉ lệ thuận với độ nén. Trọng lượng của phao xốp 1kg, 2kg, 3kg… Phao khi sử dụng trên mặt nước phải đảm bảo độ bền và độ nổi, nên chọn phao nén trọng lượng trên 3kg. Loại phao này có độ bền tương đối cao, phù hợp với mức độ đầu tư của gia đình, không chọn phao thủng hay biến dạng do ép không đạt.
5 Lồng lưới nuôi cá:
Chọn lồng lưới nuôi cá nên chọn cần thận, chú ý đến độ mịn của bề mặt lưới vì tại bề mặt này chính là vị trí tiếp xúc trực tiếp với cá tôm. Các loại lưới đảm bảo tuyệt đối an toàn cho sự phát triển cho của vật nuôi loại lồng lưới thường được ngư dân lựa chọn là loại lưới cước sợi PE (Polyetylen): PE 380 D/15, PE 380 D/18, PE 380 D/21 và PE 31 x 2.
Hãy nhớ rằng lưới nuôi cá tôm bao gồm hai loại lưới dệt không có gút và lưới dệt có gút mắt lưới. Lưới lồng là loại lưới dệt không gút để mắt lưới ổn định, tiện lợi trong công tác vệ sinh lồng, giặt lưới lồng, cá nuôi hạn chế bị sây sát ảnh hưởng đến tăng trưởng và thời gian nuôi trồng. Mỗi ô lồng phải chọn kích thước mắt lưới khác nhau để khi cá trong giai đoạn khác nhau ngư dân có thể chuyển lồng nuôi cho phù hợp, cá nhỏ dùng lưới mắt nhỏ, cá lớn dùng lưới mắt to.
Ngoài ra, tại một số vùng cũng sử dụng lưới inox để phục vụ làm lồng nuôi cá. Người nuôi trồng tại các vùng này thường lựa chọn lưới đan hoặc lưới hàn có sợi lưới là thép không gỉ inox 304 hoặc 316.