Gần đây, một sốt căn bệnh nguy hiểm có dấu hiệu bùng phát trở lại như bệnh vàng da, sốt xuất huyết, viêm não… gây ra hàng trăm người bị nhiễm trùng, hàng chục người tử vong ở Mỹ. Nguyên nhân chính là do loài virus mang tên West Nile, chúng được tìm thấy trên một số động vật như chim, ngựa, đặc biệt là muỗi – loài côn trùng lây bệnh dịch nhanh chóng nhất cho con người. Vậy virus WestLine là gì?, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu loại virus này trong bài viết dưới đây.
Virus West Nile là gì?
Virus West Nile được viết tắt là WNV, một loại virus nguy hiểm thuộc họ Flavivirus. Được phát hiện lần đầu vào những năm 1937, virus dựa vào vật trung gian truyền bệnh như muỗi và bọ ve để lây lan và truyền bệnh trên một diện tích lớn. Các bệnh nguy hiểm của con người và đã từng trở thành đại dịch toàn cầu như sốt xuất huyết, sốt vàng da và viêm màng não đều có liên quan đến loại virus West Nile này.
Điều kiện lý tưởng nhất để virus West Nile sinh sôi và phát triển là những vùng đất có khí hậu ôn đới và nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều (như Việt Nam). Hiện tại chưa có một loại vắc-xin hay thuộc đặc trị điều trị hiệu quả tận gốc đối với virus West Nile. Vì lý do đó, virus West Nile được mệnh danh là virus tử thần của loài người.
Cách lây truyền
Chủ yếu virus West Nile lây truyền thông qua đường máu, truyền từ người này qua người khác thông qua vật trung gian truyền bệnh. Virus cũng có thể truyền từ gia súc, gia cầm sang con người thông qua muỗi. Ngoài lây truyền thông qua máu, virus West Nile cũng có khả năng lây truyền thông qua các đường sau: từ mẹ sang con thông qua di truyền, từ việc cấy ghép nội tạng của người mắc bệnh, hoặc truyền qua đường bú sữa từ mẹ sang con, thậm chí qua tiếp xúc thông thường như hôn người bệnh cũng có nguy cơ mắc virus West Nile cao.
Triệu chứng
Theo một số báo cáo của Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, triệu chứng xuất hiện trên người bị bệnh thường khá ít, chỉ có đâu đó khoảng 20% số người mắc bệnh mới có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người mắc virus West Nile nếu có biểu hiện thì thường có triệu chứng: sốt cao, đau đầu, ói mửa, đau bụng, buồn nôn, sưng tuyến bạch tuyết, đôi khi bị phát ban trên cơ thể…có thể kéo dài từ vài đến vài tuần.
Đáng chú ý, virus West Nile có khả năng tấn công thẳng vào hệ thống thần kinh, vùng não của người nhiễm bệnh. Biểu hiện của những bệnh nhân được các nhà khoa học ghi nhận là chân tay bủn rủn, yếu cơ, cứng cổ, rối loạn thần kinh, hoặc trong một số trường hợp xuất hiện tình trạng hôn mê/hôn mê sâu dẫn đến tử vong.
Phòng chống, ngăn ngừa lây lan
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, khuyến cáo người dân nên sử dụng các loại thuốc như IR3535, DEET, Picardin, dầu bạch đàn chanh hay dạng dầu tổng hợp tương có tên PMD… nhằm mục đích xua đuổi muỗi. Trong các điều kiện cho phép, nên sử dụng các loại lưới chống muỗi tại những vị trí ô cửa nhằm phòng chống chủ động sự xâm nhập của muỗi cũng như côn trùng hút máu vào không gian sống của con người.
Xung quanh khu vực sinh sống nên thực hiện vệ sinh định kỳ. Thực hiện loại bỏ ao tù, nước đọng, che đậy các nơi lấy nước ăn sinh hoạt nhằm ngăn cản sự sinh sôi, phát triển của ấu trùng muỗi. Hạn chế đi ra ngoài lúc thời tiết nhập nhoạng chập tối, thời điểm mà muỗi hoạt động mạnh nhất trong ngày.
Cách điều trị
Virus West Nile là virus gây chết người có khả năng lây lan tạo thành dịch bệnh trên diện rộng, hiện nay chưa có một liệu pháp đặc trị nào loại trừ hoàn toàn loại vi rút này. Trong trường hợp bệnh nhẹ, bản thân cơ thể người bệnh sẽ tự tạo ra kháng sinh để chống lại sự phát triển của virus, còn nếu bệnh nặng cần đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế, cơ sở y tế để truyền dịch tĩnh mạch hoặc hỗ trợ hô hấp theo chi định của bác sỹ chuyên môn.
Xin lưu ý, việc xác định virus West Nile đến thời điểm hiện tại chỉ có thể thông qua phương pháp xét nghiệm sinh hóa (xét nghiệm máu), không tự ý truyền dịch tĩnh mạch hoặc sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ điều trị. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do tự ý điều trị thông qua biểu hiện lâm sàng bởi những người không có chuyên môn.