TV Hotline

Tác dụng của cây sả trong đời sống

Ngoài việc sử dụng trong nấu nướng, đặc biệt với các món ăn tanh thì cây sả còn có công dụng làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Về đặc điểm, cây sả thường mọc thành khóm cao từ 0,5m đến 1m, lá thuôn dài gần giống lá lúa, thân rễ có màu trắng hoặc tím, bóc ra có mùi thơm dịu đặc chưng.

Cây sả là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong đời sống người dân Châu Á tại các quốc gia như Thái Lan, Viêt Nam, Lào… Sả có mùi dịu đặc chưng, tính ấm vị the, mùi hương như chanh và có thể sấy khô, tán nhỏ mà không làm ảnh hướng đến chất lượng của sả.  Sau đây là một số tác dụng của cây sả trong đời sống:

Khóm sả

Hình ảnh một khóm sả được trồng trong tự nhiên (Ảnh: Internet)

1.Thảo dược chống ung thư

Theo các nhà khoa học Israel, trong thân cây sả tồn tại một hợp chất có tên gọi khoa học là Citral. Hợp chất này có khả năng hiệu quả tiêu diệt các tế bào tổn thương gây ung thư, các thế bào khỏe mạnh không bị ảnh hướng trong mọi điều kiện. Chính vì thế, giới khoa học đã khuyến khích người dân nên sử dụng sả hàng ngày như một loại gia vị, trong các trường hợp khác khuyến khích người dân vắt nước để uống.

2.Chống muỗi – Chống sốt rét

Đặc biệt cây sả còn có khả năng xua tan muỗi, chống côn trùng, vì vậy mà sả thường hay trồng quanh nhà bảo vệ gia đình. Ở Bắc Mỹ, người dân da đỏ đã biết sử dụng sả để điều trị các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, bệnh sốt rét do muỗi đốt với nhiều các như ăn sống hoặc giã nhuyễn lấy nước uống rất hiệu quả.

3. Tăng men đường ruột, lợi tiêu hóa

Sả có tính ấm, giảm các cơn đau dạ dày, đầy bụng, đau bụng, khó tiêu do ăn phải các chất tanh.

4. Tăng cường giải độc

Được biết đến từ khá lâu với tác dụng cây sả là giải độc cho cơ thể. Lý do đó là sả giúp tăng cường tần suất đi tiểu và bài tiết mồ hôi của bạn, giúp cho các cơ quan bài biết như gan, đường tiêu hóa, thận, tuyến tụy, bàng quang luôn luôn sạch sẽ , mau chóng loại bỏ các độc tố không mong muốn và axit uric.

5.Hỗ trợ thần kinh, giảm đau đầu

Với tinh dầu trong cây sả có thể tăng cường và cải thiệu hoạt động của thần kinh. Sử dụng sả trong bữa ăn có thể hỗ trợ các bệnh về thần kinh như bệnh mất trí nhớ Alzheimer, bệnh parkinson , rối loạn thần kinh, đau đầu.

Cây sả

Thân cây sả được dùng nhiều trong đời sống con người (Ảnh: Internet)

6. Giảm Huyết áp

Cây sả còn rất hữu hiệu trong việc giảm huyết áp, nó làm tăng cường máu lưu thông, giảm tắc nghẽn mạch máu, làm dịu các vấn đề về huyết áp. Các bác sĩ khuyên rằng khi bị cao huyết áp bạn có thẻ sử dụng 1 cốc nước sả sẽ giúp huyết áp bạn giảm xuống đáng kể.

7. Giảm đau

Khi các bạn bị đau răng, đau cơ, đau khớp hay các vùng đau khác thì ăn sả giúp bạn giảm các cơn đau nhức do sưng tấy, phù nề.

8. Giảm cân

Ngoài sử dụng ớt trong các món ăn, người dân Thái Lan còn sử dụng sả bởi vì nó không chỉ làm tăng hương vị thơm ngon cho món ăn mà còn có tác dụng làm giảm lượng calo trong món ăn. Họ cho rằng, sả giúp đốt các chất béo không no trong thức ăn nhiều mỡ, đào thải chúng ra ngoài cơ thể , giúp giảm cân hiệu quả.

9. Diệt nấm, diệt khuẩn

Với tinh dầu được chiết suất từ sả còn có công dụng tiêu diệt được nắm khuẩn gây bệnh, ngăn chặn chúng phát triển bởi chất methylisoeugenol có khả năng tiêu diệt và ngăn sự phát triển. Nên nó được sử dụng trong việc ngăn chặn sự nhiễm trùng ở viêt thương, ruột, niệu đạo, bàng quang…

10. Làm đẹp da

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng,  tác dụng của sả làm giảm các vết thâm tím, chữa mụn nhọt, trứng cá, làm da sáng đẹp khỏe mạnh.

11. Điều hòa nội tiết phụ nữ

Bằng cách sử dụng sả và ớt trong các món ăn, chị em phụ nữ có thể giúp loại bỏ được những vấn đề phiền toán liên quan đến chu kì kinh nguyệt, giảm đau bụng buồn nôn…

Tuy các bạn đã biết cây sả từ lâu nhưng vẫn chưa biết được hết công dụng của sả. Vậy thông qua bài biết này, Dũng Lưới sẽ giúp các bạn biết thêm được những thông tin bổ ích để tăng cường cải thiện sức khỏe cho bạn và gia đình.