TV Hotline

Dùng màn chống muỗi làm lưới bọc trái cây

Người dân Gia Lai được dự án RAI cấp phát khoảng 600.000 chiếc màn chống muỗi có nguồn gốc Trung Quốc với kích thước 180 x 160 x 180 cm. Do kích thước này không phù hợp với giường cộng thêm lỗ màn quá to nên người dân đã dùng màn chống muỗi làm lưới bọc trái cây, nhốt gà vịt hoặc bỏ xó trong nhà.

Nhờ tài trợ của Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét, người dân tỉnh Gia Lai được dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn sốt rét kháng thuốc Artemisinin (RAI) phát cho gần 600.000 chiếc màn lưới chống muỗi. Toàn bộ số màn này đều có xuất xứ từ Trung Quốc, nhãn mác ghi quy cách rất rõ ràng 180 x 160 x 180 cm. Tuy nhiên, khi đưa vào sử dụng thực tế người dân mới biết chiều dài là 180 cm nhưng chiều rộng, chiều cao mỗi chiếc màn là khác nhau. Kích thước không phù hợp với giường và cách thiết kế lỗ quá to nên một số người đã sử dụng màn chống muỗi làm lưới bọc trái cây, một số bỏ xó trong nhà hoặc mang đi nhốt gà vịt, nuôi cá.

Màn chống muỗi làm lưới bọc trái cây

Dùng màn chống muỗi làm lưới bọc trái cây (Ảnh: Internet)

Chị Hảo ở thị xã Ayun Pa cho biết, gia đình chị nhận được 2 chiếc màn của dự án nhưng sau khi mắc thử thấy kích thước giữa màn và giường chênh lệch quá lớn. Bên cạnh đó, lỗ màn quá to không những không ngăn được muỗi nên chị Hảo lại tháo màn mới ra và lắp lại màn cũ vào. Thấy chiếc màn bỏ đi thì phí nên chị đã lấy một chiếc đem sử dụng như tấm lưới nhựa quây dưới ao để thả cá giống vào nuôi. Còn một chiếc chị dự định đến mùa hoa trái trong vườn chín, chị sẽ dùng màn chống muỗi làm lưới bọc trái cây.

Chị Nay Hmuy trú tại xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện cũng nhận được 2 chiếc màn từ dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn sốt rét kháng thuốc Artemisinin nhưng chị không dùng màn lưới chống muỗi làm lưới bọc trái cây mà cắt nó ra để quây bên ngoài lưới măt cáo làm chuồng nhốt gà con. Nhiều hộ dân tại các huyện khác của tỉnh cũng đều cho rằng, những chiếc màn dự án phát không sử dụng để làm màn ngủ được nên đã sử dụng trái công năng như làm lưới chắn chim cho ruộng mạ, lưới ngăn bọ xít, ngăn sâu gây hại trái cây trong vườn… Thậm chí, rất nhiều chiếc màn bị đem ra vứt bỏ trong khi bao bì vẫn còn nguyên vẹn.

Qua khảo sát thực tế, bà Loan, cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng Ayun Pa kết luận, trong đại đa số người dân dùng màn chống muỗi làm lưới bọc trái cây, quây chuồng gia súc, gia cầm thì cũng có một số hộ dùng để làm màn ngủ. Tuy nhiên, chất lượng màn không đảm bảo nên nhiều trường hợp sau khi ngủ màn do dự án cấp phát còn bị dị ứng. Không chỉ có vậy, rất nhiều màn còn bị may lộn ngược, không có tác dụng ngăn chặn muỗi như những chiếc màn bình thường hay các sản phẩm lưới chống muỗi thông dụng.

Trước tình hình người dân dùng màn chống muỗi làm lưới bọc trái cây, ông Phan Gia Công, Phó trưởng Ban Quản lý dựa án RAI kiêm Giám đốc Trung tâm Phòng chống sốt rét, ký sinh trùng tỉnh Gia Lai cho ý kiến. Theo ông, dựa án RAI nhận được cũng như cấp phát cho dân là 562.000 chiếc màn chống muỗi. Trên giấy tờ, mỗi chiếc màn có giá 76.400 đồng với tổng kinh phí trên 42 tỷ đồng. Sau khi bàn giao, đơn vị tiến hành cấp phát màn cho người dân tại 17 huyện, thị xã của tỉnh Gia Lai. Do số màn được cấp từ Viện sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng Trung ương nên đơn vị không xác định chính xác được giá trị và chất lượng của sản phẩm.