TV Hotline

Trùm lưới cước bảo vệ vườn cây ăn quả

Ấp An Thạch là vùng trồng cây ăn quả nổi tiếng thuộc đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Thế nhưng khí hậu nóng ẩm quanh năm đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển mạnh khi cây cho trái. Để đối phó với sâu rầy, bà con đã nghĩ và áp dụng phương pháp trùm lưới cước quây chuồng trại chăn nuôi khắp vườn. Theo đó chi phí, công sức chăm sóc cây giảm đáng kể và hiểu quả hơn hẳn so với dùng túi nilong.

Hiện tại nhiều nông dân ở xã Tân An Thạnh, huyện Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng lưới cước để bao trùm lên toàn bộ vườn cây ăn quả như xoài, mận, táo, roi… thay cho phương pháp bao trái bằng túi ni lông theo kiểu truyền thống được sử dụng từ xưa đến nay. Bằng việc áp dụng kỹ thuật mới này, vườn cây được bảo vệ tốt hơn khỏi ánh nắng, hạn hán cũng như phòng chống sâu rầy, chim ăn quả… Và quan trọng nhất đó là chi phí cho việc mua cước so với túi lông bao trái cũng thấp hơn rất nhiều.

Theo khảo sát thực tế tại vườn mận của các hộ dân trong ấp An Thạch, xã Tân An Thạnh thì cái nắng cuối tháng 3 ở đây vô cùng gay gắt. Thế nhưng khi bước vào vườn mận bạt ngàn được bao phủ bằng lưới cước chống sâu rầy thì lại cho con người chúng ta cảm giác không khí mát mẻ, trong lành và dễ chịu hơn trước kia rất nhiều. Đáng chú ý hơn tất cả là độ ẩm trong đất vườn được giữ khá lâu và cứ khoảng 5 đến 7 ngày người dân mới cần tưới nước toàn vườn một lần.

Trùm lưới cước bảo vệ vườn cây ăn quả

Trùm lưới cước bảo vệ vườn cây ăn quả (Ảnh: Dân Trí)

Thực tế cho thấy các hộ dân khi áp dụng mô hình trùm mềm cho vườn cây ăn quả đều rất vui vẻ và hài lòng với phương pháp này. Họ cho biết cách này vừa tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc bảo vệ cây cối khỏi tác hại do sâu bệnh, hạn hán gây ra, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trông thấy. Đặc biệt giống mận có rất nhiều sâu ăn quả và cả chim phá hoại nữa nên trước đây cứ 4 ngày là người dân phải phun thuốc trừ sâu một lần. Cho đến khi đưa mô hình lưới cước bao trùm lên vườn thì khoảng thời gian phun thuốc có thể kéo dài lên gấp 7 lần, tức 1 tháng sau mới cần sử dụng đến loại hóa chất độc hại dành cho vườn cây ăn quả.

Tuyệt vời hơn cả là chủ vườn sẽ không cần mua túi nilong để tỉ mỉ bao bọc xung quanh từng trái mận, trái xoài… nhằm tránh sâu bệnh như trước kia nữa. Đây là công việc mất thời gian, công sức, thậm chí còn khá nguy hiểm với người làm khi phải chèo lên ngon cây cao vút để bọc quả. Qua đó có thể thấy rằng ý tưởng trùm lưới cước bảo vệ vườn cây ăn quả đã đem lại hiệu quả cây trồng cũng như sức khỏe của người tiêu dùng trên khắp cả nước Việt Nam.

Được biết phương pháp dùng lưới cước quây chuồng trại chăn nuôi để bao phủ vườn cây ăn quả, đặc biệt là cây mận do người dân tự nghĩ ra chứ không phải kỹ thuật đến từ cán bộ hay kỹ sư nông nghiệp gì hết. Bên cạnh đó phòng nông nghiệp cũng khuyến cáo người dân không nên quá lạm dụng lưới để che chắn vườn cây vì cách này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, trao đổi chất diệp lục của lá. Dẫu vậy bà con vẫn rất vui mừng trước lợi ích mà lưới cước quây chuồng trại chăn nuôi có thể mang lại cho những khu vườn rộng hàng nghìn mét vuông của mình.